Bi quyet ung pho tre bieng an

Thứ hai - 19/10/2015 04:43
Bí quyết ứng phó với trẻ biếng ăn
 
Bé lười ăn và chậm lớn là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng lo lắng và đau đầu...

Phải làm sao để giúp con ăn tốt hơn và phát triển không bị thấp còi so với các bạn cùng trang lứa? Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ 4 lý do khiến bé lười ăn và cách sửa đổi "thói quen" lười ăn ở các bé.


1. Đừng ép trẻ ăn quá nhiều
Với các bé lười ăn, rất dễ để nhận biết bởi mỗi lần đến bữa ăn, bố mẹ cho bé ăn cả tiếng đồng hồ mà bé không ăn hết một bát bột/cháo/cơm. Khoảng thời gian đầu thấy con ăn tốt, nhiều mẹ thường ép con ăn nhiều hơn. Vì vậy, điều này dễ tạo ra sự nhàm chán, khiến trẻ sợ khi "được" ăn.


Các mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều thứ, bởi việc làm này càng gây phản tác dụng và việc đút ăn cho bé trở nên khó khăn. Khi đến giờ ăn bột/cháo/cơm, bé ăn đến một thời điểm nhất định mà không ăn nữa thì các mẹ cũng đừng nên ép bé ăn hết. Đợi một lúc sau khi ăn, hãy lấy các món tráng miệng như trái cây, váng sữa, bánh,... để cho bé ăn "bù".

Vài hôm sau, các mẹ quay trở lại và tập cho con tiếp tục ăn món mà trước đó bé kháng cự. Từ từ, bé sẽ dễ dàng làm quen với những thực phẩm mới, ăn được nhiều món và không sợ ăn uống nữa.

2. Tập cho trẻ thói quen ăn thanh đạm từ bé
Các nguyên tắc khoa học cho thấy: Những bé trong khoảng 1 tuổi, khi ăn không nhất thiết phải cho thêm muối hoặc đường. Các mẹ chỉ cần trực tiếp cho con ăn đúng vị thức ăn là được. Khi bé đến tháng thứ 6, nên lần lượt cho con thử các loại thực phẩm có hương vị tự nhiên, thanh đạm.

Nhiều bà mẹ chiều chuộng con bằng cách thường xuyên cho con ăn các loại thực phẩm gia công hoặc thức ăn theo sở thích. Khi bé đã yêu thích những mùi vị cố định (như bánh, kẹo ngọt,...) thì chúng thường chỉ ăn những món mình thích mà bỏ qua các món ăn có mùi vị tự nhiên. Từ đó, gây ra sự thiếu chất hoặc gây bệnh cho trẻ.

3. Đừng giáo huấn, hãy dùng món ăn làm phần thưởng khích lệ
Các bé thường không thích ăn đơn giản vì bé đang thực sự "không muốn ăn". Việc giáo huấn, ép ăn dễ gây nên cảm giác khó chịu với món ăn ở trẻ. Nhưng nếu bố mẹ dùng món ăn làm phần thưởng thì có thể sẽ làm trẻ thích ăn những món này hơn.


Các nhân vật trên ti vi, điện ảnh ăn món nào đó cũng có thể tạo ra hứng thú cho trẻ trong các món đấy. Ví dụ, các phim hoạt hình có hình ảnh nhân vật thích ăn rau xanh, hoa quả, trẻ cũng có thể sẽ thích.

Xúc giác và thị giác của trẻ cũng cực kỳ nhạy cảm. Trẻ thích những món ăn tinh xảo và đẹp mắt, thiếu hứng thú với các món ăn quá lớn, quá thô và màu sắc ảm đạm.

Vì vậy, khi làm món ăn cho trẻ, các bà mẹ nên khéo tay chế biến một số hình dáng đáng yêu cho món ăn bắt mắt như rán/ốp trứng thành hình mặt trời, rau xanh thành hình đồng cỏ nhỏ,... Như vậy bé sẽ thấy sinh động và hứng thú vào món ăn, và dễ dàng tự giác cho vào bụng nhiều mà không cần phải nhắc nhở hay ép.

Cùng với đó, bố mẹ nên liên kết thức ăn với tâm trạng, khen ngợi bé trong bữa ăn, đặc biệt là khen bé có ưu điểm ăn nhiều loại thức ăn, giúp bé càng hăng hái hơn.

4. "Mất hứng" ăn vì... bố mẹ nấu món ăn không ngon
Trong xã hội hiện đại, rất nhiều bà mẹ không biết chế biến món ăn, đây là điều dĩ nhiên làm cho trẻ chán và lười ăn. Có trẻ từ chối ăn vì món ăn ở nhà không ngon, nhưng sang nhà hàng xóm hoặc vào nhà hàng lại thích ăn và ăn rất nhiều.


Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên vì trẻ từ chối ăn món ăn nào mà nhận định trẻ ghét món ăn đấy. Bởi hai khái niệm "mùi vị không ngon" và "không thích ăn thực phẩm này" là hoàn toàn khác biệt nhau. Các bà mẹ hãy thử dùng nhiều cách chế biến khác nhau trong cùng một món, đồng thời hứa với con "mai mẹ sẽ chế biến theo cách khác để con thích ăn, được không con?".

Theo PNO
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay6
  • Tháng hiện tại1,735
  • Tổng lượt truy cập2,190,502
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây