Cha mẹ cần biết cách khích lệ con
- Thứ ba - 07/05/2013 16:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với con trẻ, việc cha mẹ biết khích lệ, khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ sẽ có giá trị quan trọng trong hình thành tự tin, thúc đẩy những hành vi tốt của trẻ.
Ngược lại, nếu không biết cách khích lệ không những không mang lại kết quả tích cực cho trẻ mà còn làm hỏng tính cách, khiến trẻ trở thành người tự cao tự đại.
Thừa nhận kết quả công việc của trẻ
Không phải chỉ có con trẻ thích được khen ngợi, mà kể cả người trưởng thành cũng đều mong muốn nhận được lời khen khi hoàn thành tốt công việc.
Đối với trẻ, sự khích lệ, lời khen là cách thức mà cha mẹ nhìn thấy kết quả tốt của con cái và thừa nhận chúng. Lời khen có tác dụng kích thích những hành vi của con trẻ. Khi con trẻ làm một việc gì, chúng thường cố gắng hoàn thành tốt và trẻ đã dồn hết khả năng, công sức vào công việc đó, trẻ cũng mong muốn kết quả sẽ được tốt đẹp. Đôi khi sản phẩm mà trẻ dồn sức làm ra đó lại không được như trẻ mong muốn, nhưng với một đứa trẻ, đó đã là những cố gắng hết sức. Chính vì thế, một lời khuyên mà các chuyên gia tâm lý đưa ra là khi thấy những thành quả của con mình, cha mẹ không nên tiết kiệm lời khen.
Lời khen và sự khích lệ đúng lúc sẽ giúp trẻ thấy được bố mẹ đã ghi nhận cố gắng của chúng và lần sau chúng sẽ tiếp tục làm. Bên cạnh đó, với những điều chưa đúng, cha mẹ cũng cần chỉ ra cho trẻ biết những thiếu sót, khuyết điểm, hay những điều mà trẻ cần cố gắng thêm.
Khen trước nhận xét sau
Một nguyên tắc khích lệ trẻ mà cha mẹ cần chú ý là các bậc phụ huynh cần khen trước, nhận xét sau và khen ngợi nhiều hơn chê trách.
Khi khích lệ trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý: trẻ sẽ để ý đến thái độ và hành vi của cha mẹ; trẻ sẽ nhận ra cha mẹ khen đúng hay sai. Bởi vậy khi khen trẻ, cha mẹ cần nhìn vào những sản phẩm trẻ tạo ra và khen đúng, đừng khen một cách chung chung, hoặc chỉ khen cho xong chuyện. Khi trẻ nhận thức được lời khen của cha mẹ chi để cho xong chuyện, trẻ sẽ tự rút vào thế giới riêng của mình và không muốn chia sẻ với cha mẹ nữa.
Lời khen = Sự tự tin
Lời khen, sự cổ vũ còn giúp trẻ tự tin vào chính bản thân mình, vào những điều tốt trẻ có được. Trẻ sẽ tự hào với những người xung quanh, với bạn bè khi cha mẹ chúng khen ngợi. Do đó, cha mẹ cần hiểu tính cách của con mình và chỉ khen những điều mà trẻ phải cố gắng mới đạt được. Hãy chú ý nhiều hơn đến những yếu tố liên quan đến tính cách như trẻ vâng lời, chịu khó....Không chỉ dừng lại ở đó, cha mẹ hay nhẹ nhàng đặt cho con các yêu cầu để trẻ luôn có sự cố gắng, nếu không trẻ sẽ dễ hài lòng với kết quả mà chúng đạt được, dẫn đến việc tự kiêu tự đại và lúc này lời khen sẽ mang lại tác dụng ngược.
Cha mẹ cũng nên chỉ ra cho trẻ thấy kết quả của lời khen đó chính là cố gắng của trẻ. Điều này giúp hình thành cho trẻ suy nghĩ: Thành công có được không phải do tài năng, may mắn mà do sự cố gắng, nghiêm túc và công sức do trẻ đầu tư vào đó. Với suy nghĩ tích cực đó, trẻ mới biết cách vươn lên trong cuộc sống.
Thừa nhận kết quả công việc của trẻ
Không phải chỉ có con trẻ thích được khen ngợi, mà kể cả người trưởng thành cũng đều mong muốn nhận được lời khen khi hoàn thành tốt công việc.
Đối với trẻ, sự khích lệ, lời khen là cách thức mà cha mẹ nhìn thấy kết quả tốt của con cái và thừa nhận chúng. Lời khen có tác dụng kích thích những hành vi của con trẻ. Khi con trẻ làm một việc gì, chúng thường cố gắng hoàn thành tốt và trẻ đã dồn hết khả năng, công sức vào công việc đó, trẻ cũng mong muốn kết quả sẽ được tốt đẹp. Đôi khi sản phẩm mà trẻ dồn sức làm ra đó lại không được như trẻ mong muốn, nhưng với một đứa trẻ, đó đã là những cố gắng hết sức. Chính vì thế, một lời khuyên mà các chuyên gia tâm lý đưa ra là khi thấy những thành quả của con mình, cha mẹ không nên tiết kiệm lời khen.
Lời khen và sự khích lệ đúng lúc sẽ giúp trẻ thấy được bố mẹ đã ghi nhận cố gắng của chúng và lần sau chúng sẽ tiếp tục làm. Bên cạnh đó, với những điều chưa đúng, cha mẹ cũng cần chỉ ra cho trẻ biết những thiếu sót, khuyết điểm, hay những điều mà trẻ cần cố gắng thêm.
Khen trước nhận xét sau
Một nguyên tắc khích lệ trẻ mà cha mẹ cần chú ý là các bậc phụ huynh cần khen trước, nhận xét sau và khen ngợi nhiều hơn chê trách.
Khi khích lệ trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý: trẻ sẽ để ý đến thái độ và hành vi của cha mẹ; trẻ sẽ nhận ra cha mẹ khen đúng hay sai. Bởi vậy khi khen trẻ, cha mẹ cần nhìn vào những sản phẩm trẻ tạo ra và khen đúng, đừng khen một cách chung chung, hoặc chỉ khen cho xong chuyện. Khi trẻ nhận thức được lời khen của cha mẹ chi để cho xong chuyện, trẻ sẽ tự rút vào thế giới riêng của mình và không muốn chia sẻ với cha mẹ nữa.
Lời khen = Sự tự tin
Lời khen, sự cổ vũ còn giúp trẻ tự tin vào chính bản thân mình, vào những điều tốt trẻ có được. Trẻ sẽ tự hào với những người xung quanh, với bạn bè khi cha mẹ chúng khen ngợi. Do đó, cha mẹ cần hiểu tính cách của con mình và chỉ khen những điều mà trẻ phải cố gắng mới đạt được. Hãy chú ý nhiều hơn đến những yếu tố liên quan đến tính cách như trẻ vâng lời, chịu khó....Không chỉ dừng lại ở đó, cha mẹ hay nhẹ nhàng đặt cho con các yêu cầu để trẻ luôn có sự cố gắng, nếu không trẻ sẽ dễ hài lòng với kết quả mà chúng đạt được, dẫn đến việc tự kiêu tự đại và lúc này lời khen sẽ mang lại tác dụng ngược.
Cha mẹ cũng nên chỉ ra cho trẻ thấy kết quả của lời khen đó chính là cố gắng của trẻ. Điều này giúp hình thành cho trẻ suy nghĩ: Thành công có được không phải do tài năng, may mắn mà do sự cố gắng, nghiêm túc và công sức do trẻ đầu tư vào đó. Với suy nghĩ tích cực đó, trẻ mới biết cách vươn lên trong cuộc sống.
Thanh Châu